Nov 21, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Sinh hoạt văn học-nghệ thuật
Vì Sao? Thiên Nhiên

Vì sao mặt trời chiếu sáng?
Mặt trời là một quả cầu khí hơi khổng lồ cân nặng 2,200 tỷ tỷ tấn (333,000 lần trọng lượng trái đất), chứa chất hydrô là phần chính, quả cầu này tạo ra sức hút mạnh đến nỗi nhân của bốn hạt nguyên tử hydrô bị nghiền nát, ép chặt vào nhau và kết dính, tạo ra những nhân helium. Trong quá trình này, một phần rất nhỏ khối của mỗi nhân biến thành năng lượng, và mặt trời nổ khủng khiếp, mạnh hơn bốn triệu quả bom nguyên tử nổ ra trong mỗi một giây đồng hồ, làm ra hơi nóng, phần kia biến thành ánh sáng, chiếu tới và làm nóng trái đất cách xa nó 92 triệu dặm.
Vì sao nước đông thành đá?
Một phân tử nước chứa một nguyên tử ôxy và hai nguyên tử hydrô. Trong dạng lỏng, những phân tử này rất năng động, tương tác với nhau và rất mau lẹ tạo ra rồi lại phá đi những kết nối hydrô, làm cho chúng kết dính với nhau thành chất lỏng, thay vì bay xa nhau như những phân tử của một chất hơi. Khi nhiệt độ xuống thấp, những phân tử này bớt năng động và chạy chậm lại rồi dính với nhau làm thành nước đá.
Vì sao trời mưa?
Trong một vũng nước, một số phân tử nước di chuyển nhanh như khi nước sôi, do đó biến dạng thành thể hơi. Hơi nóng giữ nước nhiều hơn không khí lạnh mà lại loãng hơn, nên có khuynh hướng bay lên cao. Nhiệt độ giảm dần với chiều cao, nên hơi nước đó đóng thành hạt nhỏ li ti dưới dạng mây hay sương mù. Một lúc nào đó thì một số sẽ kết dính vào nhau thành hạt mưa và rơi xuống đất.
Vì sao nước biển mặn?
Nước mưa từ trên trời rơi xuống ngấm qua đất đá, kết hợp với nhau tạo thành suối rồi chảy ra đến sông. Trong quá trình đó, nước hòa tan những khoáng chất, trở nên mặn hơn, rồi khi tất cả những dòng sông trôi về biển cả, thì trong một quá trình dài đến hàng trăm triệu năm, số lượng khoáng chất hòa tan làm nước biển trở nên mặn như ngày nay vậy.
Vì sao có động đất?
Vỏ trái đất được tạo thành bởi nhiều lớp đất đá trượt lên nhau và cọ xát vào nhau. Đôi khi sự trượt lên nhau đó không nhẹ nhàng, chúng vướng vào nhau và gây ra nhiều sức ép đến nỗi rách tung và tạo ra nhiều năng lượng cũng như những gợn sóng tạo nên núi lửa.
Vì sao nước biển xanh?
Một ly nước lã trông như không có màu, nhưng thực ra nó có màu xanh rất lợt. Nếu nước thật nhiều như nơi biển cả, nước trở thành có màu xanh đậm hơn. Ánh sáng mặt trời rọi lên mặt biển màu trắng, nghĩa là gồm đủ các màu trong quang phổ. Một số tia nắng phản chiếu ngược lại, còn đa số thì đi sâu vào trong nước. Những phân tử nước hấp thụ một số màu hay tần số ánh sáng nhiều hơn những màu hay tần số khác. Những màu được hấp thụ nhiều nhất là đỏ, vàng và lá cây. Còn lại là màu xanh lơ. Một phần ánh sáng tiếp tục đi sâu hơn nữa vào lòng biển, còn một số lẫn trong các phân tử nước và đi ngược trở lại để đến mắt chúng ta.
Vì sao gió thổi?
Khi một nơi nào trên mặt đất nóng hơn nơi khác, không khí ngay nơi đó trở nên nóng hơn và bay lên cao. Áp suất sẽ xuống thấp, và không khí từ những nơi áp suất cao hơn chuyển đến, tạo nên gió.
Vì sao gỗ cháy?
Cháy là một phản ứng hóa học trong đó một vật chất kết hợp với khí ốc xy và tỏa ra năng lượng dưới dạng ánh sáng và nhiệt lượng thấy được nơi một tia lửa. Vật chất đó bắt đầu ở một tình trạng năng lượng cao, và khi hợp với khí ốc xy thì đi xuống dạng năng lượng thấp hơn và do đó cũng bền vững hơn. Gỗ tự nó thì không cháy, mà khi nó nóng tới khoảng năm trăm độ F thì bị bể ra, và một phần biến thành khí hơi. Chính khí này cháy chứ không phải tự gỗ cháy.
Vì sao vũ trụ dãn nở?
Theo lý thuyết Vụ Nổ Lớn Big Bang, vũ trụ bắt đầu bằng một điểm nhỏ li ti rồi dãn nở với một vận tốc ba tỷ tỷ tỷ lần nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Vài sát na sau đó, xuất hiện các hạt dưới nguyên tử di chuyển tứ tung với tốc độ ánh sáng. Sau đó, vì tương tác với không trường Higgs mà một số hạt này từ vô hình tướng trở nên có hình tướng, hút vào nhau mà tạo nên trọng lực. Tuy nhiên chúng không dính lại với nhau thành một cục vì sự hiện diện của một loại năng lực mà ta không nhìn thấy và tạm gọi là lực đen, đi ngược lại với trọng lực, chiếm khoảng 70% dung tích vũ trụ, và làm cho vũ trụ ngày càng dãn nở nhiều hơn. Ngoài ra, còn khoảng 20% dung tích là vật chất đen.Toàn bộ vật chất mà ta nhìn thấy được, gồm các thiên hà, định tinh, hành tinh, lỗ đen, và tinh vân, chỉ chiếm có 5% toàn bộ dung tích vũ trụ mà thôi.
(Thanh Quang chọn lọc và lược dịch từ cuốn “Why” của Joel Levy, nhà xuất bản Zest Books, ấn hành năm 2012)
***


Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003