Nov 21, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Sinh hoạt văn học-nghệ thuật
Viết ngắn-Thứ Bảy ngày 31/12/2011 - HOÀNG LAN CHI

 “Người Dễ thương”!

 Ngày xưa ở quê nhà, những ngày tháng cuối năm thật rộn rịp tưng bừng. Từ khi ở xứ người, mỗi khi năm hết tết đến là buồn như kiến cắn.

Buồn chẳng phải vì thêm tuổi. Buồn vì cả đất trời như nhuốm mầu cô độc mênh mang.

Sáng, đem máy đến Thư Viện Tòan Cầu cho Tâm Vô Lệ format và install lại Win7. Về nhà lụi hụi install vài sofware cần thiết rồi đi nghỉ. 3 giờ chiều tiếp tục install. Chán nhất là cái unikey. Version 3.63 thì good với win XP nhưng trục trặc với win 7. Tôi cài thử version 4.0 nhưng trục trặc. Mở cell phone mới biết bị tắt. Cái cell này mua năm 2009, sau khi trả cell cũ cho đài Việt Nam Hải Ngọai. Cell này hay tắt khi lỡ dập mạnh nên thường bị miss call. Mở voice mail. “Hello, đi đâu rồi. Bây giờ là ngày 31/12, 12 giờ rưỡi. Anh đang đứng trước cửa nhà nè. Không biết còn ở đây không hay đi đâu rồi…”

 Tôi mỉm cười. Đó là những gì “dễ thương nhất” cho cái “năm cùng tháng tận này”. Tôi không nghĩ là anh lại nhớ đến tôi vào ngày tháng cuối này và càng không nghĩ là anh lại đến tôi và không báo trước như vậy. Một người bạn dễ thương!

 “Quà dễ thương”

 Phan Nhật Nam ghé tặng cuốn Xuân của báo Sống rồi mượn cây viết ghi “Bản riêng gởi công nương Lan Chi”! Tôi ghé coi tựa. “Thanh minh trong tiết tháng Ba” rồi nhìn hình vẽ minh họa, tôi bĩu môi “Cái này viết chung chung, hôm nào Nam viết hẳn một bài riêng về công nương rồi hãy đề tặng công nương!”

 Nam cũng là một người bạn dễ thương. Nam và Trương Sĩ Lương (báo Thế Giới Mới Texas) là hai người hay gọi tôi là “công nương” thay cho “cô nương”! Không biết ngày xưa Nam ra sao, bây giờ thì thấy hiền, ân cần với bạn hữu.

 “Kỷ niệm dễ thương”

 Cô bạn cũ mail “ Hôm nọ vội nên em quên nói với chị:  sau khi em  tả có một cô học Thầy cách đây ít năm, cô ấy là giảng viên trường KHTN,  đã đi nước ngòai, muốn liên lạc với Thầy để hỏi thêm về photoshop, ông ấy cho số, cứ đứng tần ngần suy nghĩ rồi mỉm cười bảo đã nhớ ra chị QG rồi, biết nhà ở đường NCT  nữa đấy.”

 Tôi bật cười gõ trả lời “Chị muốn liên lạc là vì cái khác chứ không phải hỏi Photoshop!”.

Coi nào,  đã tám năm thì phải. D.  dạy cho một trung tâm của Đại Học Khoa Học và tôi học Photoshop với D. Tánh D.  có vẻ khó, nghiêm nghị. Lâu quá rồi tôi cũng không nhớ vì sao mà hồi đó D.  đề nghị …chở tôi về nhà sau giờ học.Trước kia tôi vẫn có Honda nhưng sau này khi dọn đến ở lầu ba chung cư kia, phải đóng (50,000/tháng) trong khi chẳng đi đâu nên tôi bán xe.  Khi cần đi xe ôm hay taxi. Ai dè đẻ ra vụ đi học Photoshop tuần ba buổi. Lúc đi, tôi gọi xe ôm và lúc về D. chở về! Hồi đó tôi thú vị với chuyện này lắm. Già đầu đi học và được Thầy chở về nữa chứ.

Cảm cái tình đó, hôm nay tôi muốn liên lạc để ….gửi quà cho Thầy! Hồi đó tôi gọi D. là “anh” hơi nào gọi Thầy. Thứ nhất vì có lẽ D. ngang hay nhỏ hơn tôi một tuổi gì đó, thứ hai nếu xét về đồng môn khoa học (cho dù khác khoa) thì tôi là “sư tỉ”, thứ ba là học nghề chứ không phải “học chữ”!

 Nhớ những năm 82-90, cả Sài Gòn lên cơn sốt đi học nghề để …đi nước ngòai thì tôi cũng đi học nhiều thứ. Một trong những môn tôi thích và học giỏi có nhiều kỷ niệm dễ thương là môn computer. Tôi học Cobol với Ông Văn ThôngHồ Thêm. Đây là hai tên tuổi lớn thời đó về “vi tính”. Sách của Ông Văn Thông bán rất chạy ở Sài Gòn những năm sau đó. Tôi còn nhớ một kỷ niệm là một giảng viên computer tên gì tôi cũng quên mất rồi, ra đề thi làm sao đó khiến chúng tôi không làm được. Tôi phản đối không làm  “thầy Thông” lại năn nỉ cô học trò già đầu “Couteau ơi làm ơn làm bài đi mà!”. Chả là hồi đó, tôi tự ra đề cho mình làm rồi gửi cho Thông và bắt Thông chấm! Thầy trò chơi với nhau khá thân và Thông gọi tôi là “Couteau” do nguồn gốc tên tôi là Quỳnh Giao (Giao khi đọc thì trùng âm với dao, con dao tiếng Pháp là Couteau). Trong lớp có ba con nhỏ kia với tôi là bốn, hợp với Thông thành một nhóm nhỏ rất vui. Chẳng qua vì học trò chúng tôi thích Thông do Thông dậy hay, tận tâm và xuề xòa. Tôi còn một kỷ niệm nho nhỏ khi Thông đưa tôi đi thăm mộ bà nội tôi ở Gò Vấp. Nước mưa từ hôm trước đọng cao ngang đầu gối suốt từ đường ngòai vào tận ngôi mộ của bà. Thấy tôi ngần ngừ Thông đùa “Chắc tôi phải cõng Coutau vào quá!”.  

 Cuối năm, những kỷ niệm của “thời đi học khi đã  già” điểm xuyết vào cho khởi đầu là cái dễ thương của người bạn, khiến lòng tôi cũng cảm thấy ấm đôi chút.

 

 



Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003