Nov 22, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Sinh hoạt văn học-nghệ thuật
TƯỜNG THUẬT CUỘC ÐỐI THOẠI CỦA GS Tiến Sĩ DƯƠNG NHƯ NGUYỆN VỚI VĂN THI HỮU VÀ ÐỘC GIẢ SAN JOSÉ ngày Chủ Nhật 21 - 05- 2006. NGỌC ANH
Hình ảnh
#1
#2
#3
#4
#5
#6
#7
#8
#9
#10
#11
#12
#13
#14
#15
#16
#17
#18
Bấm vào hình
để phóng to


Khoảng 100 văn thi hữu và độc giả đã tham dư cuộc đối thoại cua GS Tiến sĩ Dương Như Nguyện về tác phẩm - Con Gái của Sông Hương tai Trung tâm Vivo từ 1:00 - 4:00:PM, ngày Chủ Nhật 21 - 05- 2006.

Sau phần nghi thức chào cờ, nhà thơ Việt Bằng thiệu tác giả và tác phẩm Con Gái Của Sông Hương - Trưyện đời của một cung phi, tiếp nối bởi các hậu duệ qua bốn thế hệ - thế hệ thứ Nhất Huyền Phi, một cô lái đò trên sông Hương được tuyển chọn làm cung phi, Thế hệ thứ hai Công chúa Quế Hương và người em song sinh - Công chúa Sâm Hương, thế hệ thứ ba, Mỵ Sương và thế hệ thứ tư - Mỵ Uyên.

Thế giới của Con Gái của Sông Hương - một thế giới bấp bênh nằm trong cảnh giao thời, một thế giới âm nhiều hơn dương, một nhân vật nữ trong truyện đã nói: "trong nhà tôi, toàn là đàn bà", đàn ông bị thất thế. lưu đầy hoặc mệnh một.
Những nhân vật nữ rất xuất sắc như có thật ngoài đời, có lẽ người phụ nữ giáp mặt với sống chết khi sinh nở & nuôi dưỡng con cái nên bẩm sinh quyết liệt với sinh tồn.

Khi gặp nghịch cảnh hay đến bước đường cùng, họ chon sự vong thân để thoát hiểm.
Sự vong thân của bốn thế hệ phụ nữ xứ Huế từ Huyền Phi đến Mỹ Uyên thúc đẩy bởi 1 động cơ duy nhất - bảo vệ hạnh phúc cho tha nhân, rõ nét nhất ở Mỵ Uyên - người tự nguyện hiến thân cho 1 nhà báo Mỹ để đổi lấy sự ra đi của cả gia đình trước ngày 30-4

Vế phân tích Tâm lý nhân vật và ảnh hưởng của tình dục với tâm lý, Dương Như Nguyện không khác với một Simone De Beauvoir trong Văn học Pháp sau thế chiến II và gần cuối thế kỷ 20.

Tác giả lồng chiếu lịch sử cận đại, huyền sử và dùng hư cấu để thêm gần gũi với độc giả. chỉ với 3 tác phẩm tác giả, đã nổi tiếng như một nhà văn nữ đã thành danh.

Tiếp theo nhà thơ Việt Bằng, Tiến sĩ Dương Như Nguyện trả lời tất cả những câu hỏi của độc giả và Văn hữu,

Với những câu hỏi liên quan đến tôn giáo,chính trị - ngoài chủ đề văn học nghệ thuật, cô dùng quan điểm luật pháp để diễn giải. Vấn đề là người hỏi hiểu lời nói của cô ở mức độ nào?.

Ðể trả lời những câu hỏi liên quan đến tiểu thuyết Con Gái của Sông Hương và tâm sự của tác giả khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết, Dương Như Nguyện đã đề cập đến tư tưởng của Roland Barthes năm 1967 - tác giả viết xong, tác phẩm ra đời, tác giả chết đi, độc giả ra đời, ý nói văn học đương đại của tư duy phân tích căn cứ trên Luận Lý học, Ngôn Ngữ học và chủ nghĩa hình thức lấy kiến thức chứ không phải con người làm trọng tâm, tương tự với một Foucault cho rằng - văn chương là nơi con người đã không ngừng biến mất trước ngôn ngữ.

Qua đối thoại dã cho thấy một Dương Như Nguyện rất sinh động và sắc sảo trong diễn giải văn hoc.

Trong cuộc đối thoại có sự hiện diện của thi sĩ Hà Thượng Nhân, nhà Văn Diệu Tần, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng , nhà văn Phạm Ngọc, nhà văn Hoa Hoàng Lan... vá các nhà thơ Ðông Anh, Huệ Thu, Sương Mai, Kim vũ, Ngô Ðức Diễm, Nguyên Phương, Tố Nguyên, Trường Giang, Việt Yên, Mặc Phương Ðình v.v...

Ngoài ra, còn có một số thân hữu Trưng Vương, Gia Long và Chu văn An - KS Phạm Nguyên Khôi đương kim Chủ tich Hội Ái Hữu CVA Bắc Cali, KS Phạm Huy Thịnh, Cựu Chủ tịch Hội Ái hữu CVA, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình v.v...

Cuộc trao đổi giữa độc giả và tác giả vừa chấm dứt, nhà văn Diệu Tần phát biểu cảm nghĩ và khen ngợi nhà văn Dương Như Nguyện là người đa năng đa hiệu, mới chiều hôm trước Cô là một trong ba diễn giả nói về Vietnamese Women and the Legacy of Ho Xuân Huong beyond eroticism trước một số đông cử tọa người Mỹ tại Hội trường lầu hai thư viện Martin Luther King Jr, San Jose State University, Chiều nay cô lại là diễn giả của một số đông cử tọa ngươi Việt trong suốt 5 giờ, nếu không phải là người của thế hệ trẻ thì không làm dược như thế. Ông Diệu Tần cũng cho rằng Nhà văn Dương Như Nguyện tuy hội nhập dòng chính nhưng vẫn còn nặng lòng với tiếng Việt vì vậy mới có tiểu thuyết Con Gái Của Sông Hương dịch từ nguyên bản tiếng Anh - Daughters of River Huong.

Phần Văn Nghệ do Nhạc sĩ Sơn Văn đảm trách với các ca sĩ Thiên An, Phương Quỳnh. Nghệ sĩ Ngô Sĩ Hùng ngâm SẦU RIÊNG CỦA DIỄM - bài thơ của thời con gái, Dương Như Nguyện viết khi tuổi đời chưa tròn 16. Nhà thơ Việt Bằng nói – ông tâm đắc 2 câu:

“Ðời này không có tình chung,
Thời này không có anh hùng cho em.”

Trong lứa tuổi ô mai, những cô gái khác còn nhảy giây, vui đùa ở sân trường, Dương Như Nguyện đã đến một chỗ tĩnh lặng để suy tư mong tìm ra một chân lý, một lẽ sống cho cuộc đời mình. quả thực cô đã trưởng thành rất sớm.

Cuộc đối thoại rất thành công, nội dung phong phú so với những buổi sinh hoạt văn học trước đây và đã kéo dài thêm hơn 1 giờ, ngoài dư liệu của tác giả và ban tổ chức.

NGỌC ANH

GHI CHÚ:

H1: Bìa Con Gái của Sông Hương
H2, 15 Nhà thơ Việt Bằng
H3: Từ trái - NS Sơn Văn, NT Việt Bằng, NT Ðông Anh
H4: NV Phạm Ngọc
H5: NT Hà Thượng Nhân, NT D.H Anh, NV Diệu Tần, NT Huệ Thu
H6: Ca sĩ Thiên An
H7: NT Sương Mai va 1 thi hữu
H8: Ca sĩ Phương Quỳnh
H9: NT Nguyên Phương
H10: NV Nguyễn Xuân Hoàng
H11: KS Phạm Nguyên Khôi, Hội trưởng Hội Ái Hữu CVA Bắc Cali
H12: NT Ngô Ðức Diễm
H13: NT Kim Vũ
H14: Từ trái, NV Diệu Tần, MC Mạnh Hùng, NT Ðông Anh,
NT Việt Bằng
H16, 17, 18 Tiến sĩ Dương Như Nguyện


Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003