|
|
HÌNH ẢNH TRÔI ÐI, THI PHẨM THỨ BA CỦA VIỆT BẰNG
|
Nhà thơ Lưu Nguyễn Ðhạt đã có những nhận xét rất chính xác khi ông viết :
Thi ca Việt Bằng không tỉnh say, linh biến như thần ngữ Bùi Giáng, không níu nghẹn như hơi thở Du Tử Lê; không vấp ngã, đùa nghịch, đáo để như tình ngữ Nguyễn Ðăng Tuấn, Thi ca đó bề ngoài hiền hoà,bình thản, nhưng bề trong đầy ngập sinh-lực chia tách không gian và thời gian, hiện hữu và sáng tạo thành những cơ cấu dị hoãn, li tâm, toác mở, tạm bợ và phá cách.
Những khía cạnh trái nghịch nhau về tư tưởng và hình thức được lồng ghép lại, vừa để phủ nhận, và cũng để thừa nhận lẫn nhau trong một thế biện chứng bất giải.
Tình trạng nghịch lý đó được Jacques Derrida quy định trong một từ ngữ mới – “différance” –
Theo Derrida, ngôn ngữ và từ ngữ luôn luôn mang trạng thái ngộ nhận và ngờ vực, vì ngôn ngữ và từ ngữ chỉ là những thể cách biểu hiện giai đoạn của sự dị biệt và bất toàn, tách mảnh, trong tư tưởng về bản thể, nhân sinh quan và vũ trụ quan. Cách phân tích này đặt trên căn bản xét lại một tác phẩm được hình thành qua kết cấu hủy tạo hay phá thể (Déconstruction / Défigurations du langage).
Ở khía cạnh tâm linh, tình cảm, cõi thơ Việt Bằng khép và mở như một không gian dị hoãn, vừa hướng thượng, “dàn dựng một thiên đường” tuyệt đối nhờ hạnh phúc “con người”, nhưng lại phá cách, gần xa:
Không gian, thời gian và thân phận người dị hoãn, tự tạo ắt cũng phải lồng chiếu trong một thể văn tác dị hoãn, khai phóng thay vì gò bó trong niêm luật phân minh, trong khuôn khổ thơ cổ điển.
Những gì nhà thơ Lưu Nguyễn Ðhạt vừa đề cập đã quá rõ, không cần phải nói thêm nhưng ở đây tôi đưa ra một vài nhận xét rất riêng tư của một thi hữu.
Có thể nói Việt Bằng là một trong những nhà thơ ẩn dụ, không cần đi vào nội dung thi phẩm mà chỉ đọc lướt nhan đề của những bài thơ đã thấy rất nhiều ẩn dụ - Cánh Hải Âu Thủa Ấy, Nơi Một Thủa Mùa Xuân Còn ở Ðó, Từ Một Thiên Ðường Nào Tôi đã Quên, Từ Khi Theo Ngọn Thủy Triều v.v...
Anh cũng thường nói đến Ðịa Ngục, Thiên Ðường - nơi con người sống trong tột đỉnh của Ðau khổ hay tuyệt đỉnh của Hạnh Phúc, những danh từ này không mang ý nghĩa tôn giáo. John Milton (1608 -1674), nhà thơ Anh cũng đã dùng ý này trong thi phẩm Paradise Lost (Thiên Ðường Ðã Mất).
Sách dày 170 trang, Tựa của Lưu Nguyễn Ðạt, Bạt của Dương Huệ Anh, Thư họa Vũ Hối, Tranh bìa của họa sĩ Vi Vi - Cơ Sở CỎ THƠM xuất bản. Giá 12MK
HẢI BẰNG HDB
Liên lạc:
VIỆT BẰNG 5219 Mill Creek Ln San Jose, CA 95136
|
đăng lúc 04:01:10 AM, Jan 12, 2006 |
Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003 |