Nov 22, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Sinh hoạt văn học-nghệ thuật
NGÀY CỦA CHA - Hải Bằng HDB


“Cha tôi là ai, điều đó không quan trọng. Ðiều quan trọng là tôi nhớ cha tôi là ai.” “It doesn’t matter who my father was; it matters who I remember he was.” Anne Srxton
“Một cha hơn cả trăm thầy dạy.” “One father is more than a hundred schoolmasters.” English proverb
“Tôi không thể nghĩ tới bất cứ một nhu cầu nào lúc còn nhỏ mạnh bằng nhu cầu có sự che chở của một người cha.” “I cannot think of any need in childhood as strong as the need for a father’s protection.” Sigmund Freud
“Thật phước thay là người đàn ông được nghe nhiều tiếng trừu mến gọi mình là cha.” Ạ “Blessed indeed is the man who hears many gentle voices call him father.” Lydia M. Child
*
Trong cuộc sống, so với người mẹ, người cha thường ít được con cái gần gũi và tâm sự. Có phải trong sự chăm sóc cho con cái, sự hy sinh, tận tụy của người cha không bằng của người mẹ? Nếu nghĩ như vậy thì quả thật là không công bằng, bởi vì sự hy sinh tận tụy của người cha không thể giống của người mẹ vì vai trò của mỗi người một khác; vả lại mọi sự hy sinh tận tụy đều bắt nguồn từ tình thương mà tình thương dành cho con cái thì chưa chắc giữa cha và mẹ ai nhiều hơn ai?

Công cha như Núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra

Trong thực tế, người con bộc lộ tình cảm khắng khít với người mẹ sớm hơn và nhiều hơn có thể là do người mẹ đã nuôi con từ lúc mới mang thai và cho đến lúc sinh nở vẫn tiếp tục chăm sóc con từng bình sữa đến mảnh tã. Sự gần gũi đầy tình thương đó tất đã tạo những ấn tượng không thể quên được trong tâm hồn người con. Những ấn tượng như vậy cũng nẩy nở trong tâm hồn người con đối với người cha, nhưng nẩy nở chậm hơn: nghĩa là khi người con càng khôn lớn, thì tình thương cha càng đậm đà hơn. Tình thương mẹ dựa vào tình cảm nên bộc lộ sớm; còn tình thương cha dựa vào lý trí nên nẩy nở muộn.

Một gia đình vắng bóng người cha, sự sinh hoạt sẽ ra sao? - Người mẹ sẽ vô cùng vất vả và con cái sẽ khó vào khuôn phép. Ai sẽ là người giải quyết, đối phó với những công việc nặng nề? Ai là người sẽ mang lại sự an tâm chống lại những kẻ hiếp đáp hay bất lương? Sự thiếu vắng người cha tạo một sự trống trải lớn trong gia đình: “con không cha như nhà không nóc”.
Nhưng gia đình thiếu vắng người mẹ thì sao? Thay vào cái cảnh trống trải thì gia đình rơi vào cảnh thiếu những bữa cơm dẻo, canh ngọt, và tất nhiên người cha cũng vô cùng vất vả đáng thương trong cảnh “gà trống nuôi con”.
Ðó chính là câu chuyện của của cô Sonora Dodd ở Washington, người đầu tiên có ý nghĩ tạo một ngày của cha khi cô nghe giảng về Ngày Của Mẹ. Ông William Smart là một cựu chiến binh Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ. Vợ ông mất khi cho ra đời đứa con thứ sáu. Ông đã ở vậy nuôi sáu con trong một trại vùng quê miền đông tiểu bang Washington. Khi Sonors trưởng thành, cô nhận ra tấm lòng vị tha của cha cô. Với con mắt của một người con gái, cô thấy cha cô đã làm tất cả những sự hy sinh của bậc cha mẹ và là một con người can đảm, quên mình, đầy tình thương. Cha cô sinh vào tháng Sáu nên cô đã chọn để cử hành Ngày Của Cha đầu tiên tại Spokane, WA vào ngày 19 tháng Sáu, 1910.

Ngày Của Cha được công nhận muộn màng hơn sau Ngày Của Me. Cho mãi tới 1972 mới có luật nhìn nhận ngày Chủ Nhật thứ ba của Tháng Sáu là NCC, trong khi đó thì năm 1914 đã có luật nhìn nhận Ngày Chủ Nhật thứ nhì của Tháng Năm là Ngày Của Mẹ

Hải Bằng HDB







Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003