|
|
Điểm sách |
HƯƠNG YÊU, Thơ Hải Bằng HDB
|
| #1 |
|
Bấm vào hình để phóng to |
THÁI VĂN KIỂM - đăng lúc 03:43:10 AM, Oct 30, 2004
Tiến Sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm Paris, ngày Rằm tháng Sáu Dương Lịch, 1999 (Cát Nhật, Trọng Hạ, Kỷ Mão)
Giới Thiệu
Thi Tập Hương Yêu của Hải Bằng Hoàng Dân Bình
Hồi đầu năm nay, tôi hân hạnh nhân được thơ của Văn -hữu Bạch Vân Bùi Trọng Hợp (White Cloud Anderson), tác giả bốn (4) quyển sách đa ngữ Việt-Anh -Pháp: 1. Thoughts : Poems and Special Songs 2. Les Mélodies Mystérieuses du Coeur 3. Contes Amusants et Essais Simples 4. Những Cánh Hoa Lòng (Bạch Vân HTB) Với sự trình bày rất trang nhã và mỹ thuật, với nội dung rất phong phú và hữu ích cho mọi người ưa chuộng văn chương và trau dồi văn học và văn minh thế giới. Đồng thời với việc đề tặng bốn quyển sách quý ấy, Văn hữu Bạch Vân Bùi Trọng Hợp đã có nhã ý đề bạt thi hữu Hải Bằng Hoàng Dân Bình, với lời mong chúng tôi viết đôi lời giới thiệu thi tập đầu tay nhan đề "Hương Yêu", kèm theo nhiều bài xã luận và biên khảo về thời cuộc và văn chương, triết lý đông, tây, kim, cổ. Tìm hiểu về con người và sự nghiệp, chúng ta được biết nhà thơ Hải Bằng sinh ngày 1 tháng 8 năm 1936 tại Thái Bình, duyên hải trù phú của Bắc Việt. Địa danh Thái Bình đã gợi ý thân phụ ông tên kép Dân-Bình, rồi sau này lớn lên, ông đã tự đặt cho mình thi hiệu Hải Bằng, cũng có thể đọc là Hải Bình, với hai ý nghĩa Bình An, Bằng Phẳng, và giống chim Bằng vuợt sóng Đại dương. Ý nghĩa nào cũng tốt đẹp cả ! Giống chim bằng ấy chuyên vuợt sóng tung mây, bay vào thấu Nha Trang xưa kia thuộc Chiêm Quốc, linh địa của Bà Chúa Xứ (Poh Ino Nogar). Còn tên chữ Nha Trang khiến cho mọi người tới nơi này đều tìm hiểu nguồn gốc, trong đó có nhà thơ Hương Yêu. Theo Bao-La Cư Sĩ cho biết thì địa danh kỳ lạ này gồm có 2 chữ EA và TRANG. Theo Chiêm ngữ thì EA có nghĩa là NƯỚC (uống), là suối, sông. Còn TRANG (cũng đọc là Trơm, Krơm) là Tranh, Tre. Chung cả hai chữ ghép lại có nghĩa là Sông Tre; Sông Tranh, và người Pháp phiên dịch là Source, Rivière (bordée) de bambous, de plantes à paillote, cả hai loại cây ấy đều thuộc họ Arundacées. Đầu năm 1953, chúng tôi vâng theo truyền thống Nam Tiến của Đại Tộc Bách Việt nói chung, Lạc Việt nói riêng, với khẩn lệnh Thông Tin từ Huế, cũng tung mây luớt gió bay về Nha Trang, nương náu gần hai năm để "thăm dân cho biết sự tình", theo lời gửi gắm của ký giả Vũ Bằng. Đến giữa năm 1954 thì gia đình Hải Bằng cũng tiến về Nam tìm Tự Do và Ấm Cúng nơi đất cũ Khánh Hòa, xưa kia là Kauthara có cây Đa to (hara), có con chim Cò đậu (kaut : cò) quanh năm, để chực chờ tôm cá! Thành ra cả hai chúng tôi, người trước kẻ sau, đã tìm về nơi này mà nương náu nơi đất lành chim đậu. Bản tính hiếu học, thân phụ đã cho con vào học trường Võ Tánh, Nha Trang. Nơi đây đã sẵn có nhà Giáo Nguyễn Xuân Vinh, rất giỏi về Khoa Học và Toán Học, Thời Gian và Không Gian, sau này chỉ huy cả Không Quân Việt Nam cho tới năm 1962 thì ông rời Saigòn đi Hoa Kỳ dạy họcvề vũ trụ cho tới ngày nay. Ngày ông sắp sửa lên đường, Bao La Cư Sĩ có lên trại Phi Long ở Tân Sơn Nhất tiễn ông bạn quý và gia đình và tặng ông một cuốn sách quý Anh ngữ "VIETNAM: PAST AND PRESENT" (Transworld Editions, Tanger 1961), bản đặc biệt, với lời đề tặng của tác giả. Tôi tin rằng ông vẫn còn giữ gìn cuốn sách ấy, vì biết ông là một người nghiêm chỉnh và hiếu học, và đồng thời cũng là một nhà bác học, một Nhà giáo Emeritus, mà dân ta có thể tôn Vinh là "Lương Sư Hưng Quốc". Trở về nhà văn Hải Bằng, cũng nối gót nhà văn Toàn Phong, trong những địa hạt không rôäng lớn bằng, đã tốt nghiệp Cử Nhân Luật, Đại Học Luật, Saigon; tốt nghiệp Quản Trị Công Lý Hình Sự (Criminal Justice Administration), Lehigh Carbon Community College, Pennsylvania, U.S.A. Ông cũng đã đảm nhiệm các chức vụ sau đây tại Quốc nội và hải ngoại: * Nguyên Hiệu Trưởng Trung Học Tư thục Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nỗ, Sóc Trăng. *Nguyên Giáo sư Trung học Cần Giuộc, Long An. *Nguyên Sỉ Quan QLVNCH/BTM/P6/TTĐHVL. * Nguyên Chủ Nhiệm Chương Trình "Bạn Có Biết", Đài Truyền Hình Saigon/VNCH. *Nguyên Chủ Bút Tập San Vùng Lên. *Chuyênviết tham luận về văn hóa, chính trị, xã hội, và giáo dục. *Sáng lập viên và là Chủ Tịch Chấp Hành Hội Tương Trợ Người Việt Vùng Lehigh, PA (Vietnamese Mutual Association, Lehigh County, PA) * Nguyên Hội Viên Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Việt, Đông Bắc Philadelphia và Phụ Cận. * Hội Viên Hội Thi Sĩ Quốc Tế, Maryland, U.S.A. (International Society of Poets, Owings Mills, Maryland). * Sau khi đã duyệt qua về Thân thếâ và Sự nghiệp của Hải Bằng Hoàng Dân Bình, chúng ta nên xem xét kỹ về Thơ, văn của ông. Trong phần Phi Lộ, Hải Bằng đã cố gắng suy luận và trình bày rõ ràng, theo sở kiến của ông, những đề mục liên quan đến Bản chất của Thơ, Tinh thần sáng tạo trong Thơ, và Kỹ thuâät làm Thơ của ông. Thơ phải có vâàn điệu, có thể ngâm nga được. Thơ mà không có vần điệu thì chỉ có thể là Văn xuôi, ngắn dài tùy ý, chẳng cần niêm luật gì cả. Tiếng Việt vốn là độc âm (monosyllabique) mà đa thanh (polytonale/pluritonale), lúc làm thơ mà không theo vần điệu, thiếu âm thanh, thì trở thành cộc cạnh (cacaphonique), đọc lên hoặc ngâm lên rất "lủng cà lủng củng", nghe rất chướng tai. Cho nên trong Thơ Ta, cũng như trong Thơ Tàu, người ta chú trọng làm thế nào bài thơ ấy được diễn tả bởi một vài nhạc sĩ, ca sĩ, và ngâm sĩ, thì mới lột hết cái hay, cái tinh thần bài thơ có giá trị. Người xưa thường nói: "Thi trung hữu Nhạc - Họa trung hữu Thi": trong Thơ có Nhạc - trong Nhạc có Thơ. Cho nên, dù là Thơ Mới, cũng phải có vần điệu (mà không cần gò bó trong niêm luật), âm thanh dung hợp, vần điệu nhịp nhàng, mới thật sự là Thơ, mới được lưu truyền lâu dài trong thế gian. Về Tinh thần sáng tạo trong Thơ thì Hải Bằng chủ trương: 1- Kỹ thuật gieo vần để tạo những âm điệu mới lạ. 2- Kỹ thuâät sử dụng và phối trí từ để phô diễn đúng tư tưởng và tình cảm của thi nhân. Ví dụ như ông đăt ra vần kép (double rime embrassée): Trên thân thể tuyệt vời, đầy xuân sắc Ta yêu nhất trên đời, là đôi mắt. (Đôi Mắt Em Buồn) Hải Bằng còn thêm cách phối trí bậc thang (échelonnement): Người yêu ơi! Em vân mong chờ: Tim rộn ràng Tìm đến anh Trao bài thơ (Người Yêu Đến) Hải Bằng lại còn "chế" (inventer) thêm những dấu của Tây Phương như dấu ngoặc đơn (entre-parenthèses), và dấu ngoặc kép (entre-guillemets), và những dấu "sóng dợn" (vague ondulante)" ~~~, dấu chấm lưng chừng: (signes diacritiques et inflexionnelles), để kích động ý cảm, thị cảm về sự chờ đợi, ngập ngừng, mong ước, mong manh, hoặc chơi vơi (flottement incertain), ví dụ như trong những câu thơ sau đây: Rồi / Anh/Em đến [Bên Thềm Mưa-Hắt] [Vòng Tay Em/Anh Mở-Sẵn-Đợi-Chờ-Đón-Đưa] (Người Yêu Đến) Hoặc: Anh mong đợi ~~~ những giờ học mau trở lại, Để lại được nhìn [ Em Trong Mái Tóc Buông-Dài ] (Vũ Khúc Biển Xanh)
Và còn nhiều cách mói mẻ dùng những dấu như chữ "Z", trông tựa như chữ Aát [ ], như "ất điểu", là một giống chim én bay luợn trên trời mà đổi hướng rất nhanh, mà người tây phương quen gọi là hirondelle, salangane, thuộc họ Cipsélidée. Giống chim này sinh sản rất nhiều ở Đông Nam Á đặc biệt là chim Yến-sào của miền duyên hải Nha Trang mà Hải Bằng đã chịu ít nhiều ảnh hưởng trong Thi ca, sau khi đã cùng với gia đình vào đây để sinh sống và ăn học suốt một thời gian khá dài.
Mãi về sau này, lúc sang xứ Cờ Hoa (Spangled Flowers Banner), Hải Bằng vẫn còn nhớ bài thơ trứ danh của nhả thơ Jacques Prévert của Pháp Quốc : Les Feuilles Mortes
Oh! Je voudrais tant que tu te souviennes Des jours heureux où nous étions amis En ce temps-là la vie était plus belle Et le soleil plus brûlant qu'aujourd'hui Les feuilles mortes se ramassent à la pelle Tu vois je n'ai pas oublié
Les feuilles mortes se ramassent à la pelle Les souvenirs et les regrets aussi. Mais mon amour silencieux et fidèle Sourit toujours et remercie la vie. Je t'aimais tant tu étais si jolie! Comment veux-tu que je t'oublie En ce temps-là la vie était plus belle Et le soleil plus brÛlant qu'aujourd'hui Tu étais ma plus douce amie Mais je n'ai que faire des regrets Et la chanson que tu chantais Toujours, toujours je l'entendrai. C'est une chanson qui nous ressemble Toi tu m'aimais Et je t'aimais Et nous vivions tous deux ensemble Toi qui m'aimais Et que j'aimais Mais la vie sépare ceux qui s'aiment Tout doucement Sans faire de bruit Et la mer efface sur le sable Les pas des aimants déunis.
Jacques Prévert (1900-1977) * Dịch: [ Thi Sĩ Văn Bá tức là Bác Sĩ Y Khoa Nguyễn Văn Bá đã thoát dịch "Les Feuilles Mortes của Jacques Prévert, để thân tặng Tiến Sĩ Hàn Lâm Thái Văn Kiểm và Học Sĩ Hoàng Dân Bình ]
Lá Rụng
Hồi tưởng lại ngày vui thủa trước Đôi chúng ta hạnh phúc bên nhau Mùa vàng thủa ấy xinh như mộng Nắng sớm lên mau sưởi ấm lòng. Lá vàng anh nhớ rụng đầy sân Ta quét, ta gom biết mấy lần Kỷ niệm, hận tình, âu cũng thế Đêm đông gió bấc cuốn xa dần. Làm sao quên được giọng em ca Khi trầm khi bổng, lúc ngân nga Em đem tâm sự vào câu hát Em hát tình tan, mắt lệ nhòa. Đôi lứa uyên ương Tình sâu, nghĩa nặng Con Tạo trớ trêu Chia rẽ đôi đường Không kèn, không trống Không một tiếng vang Rồi hải triều lên Xóa mờ vết chân Của cặp tình nhân Lứa duyên lỡ làng. Lá vàng tơi tả rụng đầy sân Ta quét, ta gom biết mấy lần Kỷ niệm, hận tình, âu cũng thế Đêm đông gió bấc cuốn xa dần Duy mảnh tình chung vẫn thắm tươi Cho đời thêm đẹp, nhởn nhơ cười Anh yêu say đắm trang kiều diễm Mối tình chung thủy dễ khuây nguôi? Thủa ấy đời xinh đẹp lắm thay Mặt trời chiếu ấm hơn ngày nay Tìm đâu thấy lại người yêu dấu Chuyện đã qua rồi, nhắc lại chi. Và bài ca mà em thường hát Anh còn nghe văng vẳng bên tai Em đem tâm sự vào câu hát Em hát tình tan rất đắng cay! Đôi lứa uyên ương Tình sâu nghĩa nặng Con Tạo trớ trêu Chia rẽ đôi đường Không kèn không trống Không một tiếng vang Rồi hải triều lên Xóa mờ vết chân Của cặp tình nhân Lứa duyên lỡ làng.
Bài thơ trên của Jacques Prévert đã được nhà thơ Văn Bá phiên dịch ra thơ Việt theo thể tự do và phóng khoáng, rất tài tình, khiến chúng tôi rất cảm phục. Dịch giả quý danh là NGUYỄN VăN BÁ, Chuyên Khoa Nhãn Thị (Ophtalmologie), hiện hành nghề tại Paris-Montreuil, là thân hữu lâu đời của Thi-đàn Chiêu Anh Các Ba Lê ở Hải Ngoại. Nay đến lượt chúng tôi, vì cảm mến tài nghệ văn thơ, luật pháp, giáo lý và kinh nghiệm trên đường đời, hoan hỉ viết đôi lời chào mừng thi sĩ Hải Bằng HOÀNG DÂN BÌNH và Phu-Nhân NGUYỄN THỊ NHIỀU, đích thực là nguồn Mỹ cảm của nhà Thơ và cũng là người bạn đường quý mến và thân thương suốt cả một đời vui buồn gắn bó có nhau:
Hoa Yêu tô thắm Vườn Đời, Hương Yêu ngây ngất lòng Người Đương Yêu! Thế nhân: Yêu Để ĐượcYêu! Thiên Thần : Yêu chỉ là Yêu Vô Thường! Hoàng Dân. Bình
Aimer pour être aimé, c'est de l'homme. Aimer pour aimer, c'est de l'ange!
Alphonse De Lamartine (1790-1869) Đồng thời chúng tôi hân hoan giới thiệu với quý vị độc gia và văn hữu gần xa Thi-Tập HƯƠNG YÊU, kèm thêm nhiều bài xã luận về Thời cuộc, luận bàn về Văn chương, Mỹ-Thuật và Triết lý Đông-Tây-Kim-Cổ
để cùng nhau xem kỹ và tham gia ý kiến. Sau hết, chúng tôi cầu chúc nhà thơ Hải Bằng và Phu-Nhân thành công tốt đẹp trên đương đời, vào lúc gia-nhập Văn-Thi-Đàn Quốc Tế, với sự hỗ trợ tinh thần của Thi Bá PAUL VALÉRY (1871-1945), tác giả bài thơ " Palmes" (Charmes) được trích đoạn áp-chót sau đây: Palmes Patience, patience, Patience dans l'azur Chaque atome de silence Est la chance d'un fruit mûr! Viendra l'heureuse surprise: Une colombe, la brise, L'ébranlement le plus doux Une femme qui s'appuie, Feront tomber cette pluie Où l'on se jette à genoux! * Và đây là bài dịch của B.S. Văn Bá:
Lá Kè Quang Vinh
Nhẫn nại, kiên tâm Kiên chí, kìa trên Bầu trời xanh thẳm Một phiến lặng thinh Rồi sẽ nẩy sinh Một chùm quả chín! Thú vui đột ngột Sẽ đến bất thần Đôi cánh chim bay Một làn gió thoảng Một phím tơ rung Giai nhân đứng tựa Làm đổ trận mưa Người người thán phục. * Văn Bá dịch. Paris, Juin 1999
PARIS, France, Cát-nhật 15 tháng 6 Kỷ-Mão, 1999 Chiêu Anh Các, Hương Giang THÁI VĂN KIỂM
|
|
Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003 |